Khi được 4 tháng tuổi, bữa ăn chủ yếu của bé vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, bé cũng đã có thể bước đầu tập ăn dặm. Bé biết lẫy, biết lăn và một số bé bắt đầu mọc răng. Việc chăm sóc bé trong giai đoạn này cũng có nhiều thay đổi.

1. Chăm sóc dinh dưỡng
Khi được 4 tháng tuổi, bữa ăn chủ yếu của bé vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bạn có thể bắt đầu cho trẻ uống với nước ép hoa quả khi bé được 4 – 6 tháng nhưng nên tập dần để bé quen, mỗi ngày chỉ uống một chút.

Nếu bạn vẫn đang cho bé bú, thời gian này là thời điểm thích hợp để chuyển sang cho bé bú bình. Bé có thể học cách uống sữa bằng bình hay bằng thìa và tạo điều kiện cho những người khác giúp đỡ bạn chăm sóc bé, cho bé ăn khi không lâu nữa bạn sẽ phải quay lại với công việc ở cơ quan.


Bé đã sẵn sàng làm quen với việc ăn dặm nếu bạn thấy bé có khả năng nuốt tốt. Đồ ăn dặm thích hợp cho bé như các loại ngũ cốc trộn sữa, cháo hoặc bột loãng. Bạn nên ngồi cạnh, dùng thìa cho bé ăn để bé có được thói quen ăn uống tốt. Khi mới bắt đầu ăn dặm, bạn có thể trộn ngũ cốc với sữa, tăng dần số lượng sau khi bé đã quen ăn dặm.

Bạn đã có thể xay nhuyễn hoa quả, rau xanh và thịt cho bé tập ăn khi bé được 4 – 6 tháng tuổi. Hãy đợi khoảng 2 ngày trước khi bạn bắt đầu cho bé ăn một loại hoa quả hoặc thức ăn mới để chắc chắn rằng bé không bị dị ứng. Nếu bé bị tiêu chảy, nôn hoặc phát ban trên da thì đó là dấu hiệu của dị ứng thức ăn.

2. Chăm sóc vận động
Bé 4 tháng tuổi đã bắt đầu lẫy, bò hoặc lăn khá tốt. Bé rất thích những đồ chơi có thể phát ra âm thanh khi cầm hoặc lắc. Bạn có thể đọc truyện cho bé hàng ngày để phát triển khả năng nghe – nói và trí tuệ cho bé. Những quyển truyện tranh nhiều màu sắc, hình vẽ sinh động, rõ ràng rất phù hợp với bé ở lứa tuổi này.

Nếu bé nhà bạn khóc nhiều, đó cũng là một hiện tượng bình thường. Bạn hãy đưa bé vào nơi yên tĩnh, ôm bé trong lòng, vỗ về bằng giọng nói thật êm dịu hoặc bạn có thể lắc lư, đung đưa tay trong khi bế bé.


Đa số các bé ở giai đoạn này thường ngủ suốt đêm và ngủ khoảng 4 – 6 tiếng nữa trong ngày. Nếu bé không tuân theo quy luật này thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kịp thời phát hiện những vấn đề về sức khỏe nếu có và điều chỉnh để bé ngủ đúng giờ giấc.

Bạn không nên cho bé xem tivi, chơi ipad và các loại thiết bị tương tự. Chúng khiến bé trở nên lười vận động, lười giao tiếp với mọi người xung quanh. Trong khi, bé cần vận động để phát triển cơ thể và não bộ.

3. Chăm sóc sức khỏe
Bé ở độ tuổi này có thể bắt đầu mọc răng, do đó bé thường có hiện tượng chảy nước dãi nhiều và luôn muốn gặm, nhai một vật gì đó. Những chiếc vòng cao su mềm chuyên dùng cho bé cắn khi đang mọc răng có thể giúp bạn đảm bảo an toàn cho bé, tránh trường hợp bé tự cắn tay mình hoặc cắn những đồ chơi sắc nhọn, không an toàn.

Khi những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện, bạn cần vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách dùng gạc mềm, sạch và ẩm lau miệng và răng bé hàng ngày. Đừng bao giờ để bé ngậm ti giả hoặc núm vú bình sữa đi ngủ. Bé có thể bị sâu răng bởi đường trong sữa, các loại nước quả bám vào răng bé.
Nguồn Tổng Hợp
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CHĂM SÓC VÀ LÀM ĐẸP BB-CARE
BB-Care Dịch vụ chăm sóc và làm đẹp sau sinh tại nhà
Cơ sở 1: Số 205/167 Nguyễn Ngọc Vũ – Q. Cầu Gấy – Hà Nội
Cơ sở 2 : P506 KĐT Kim Văn - Kim Lũ - Hoàng Mai - Hà Nội        
Hotline : 0963 168 167 - 0983 410 158 - 0466 865 565
Website: http://chamsocsanphu.com/
Email : lammedep@gmail.com

YOUR_PROFILE_DESCRIPTION

Được tạo bởi Blogger.