Bước sang tháng thứ 5, chế độ dinh dưỡng của bé có sự thay đổi lớn khi chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú mẹ kết hợp với ăn dặm. Vì vậy, việc chăm sóc bé cũng cần được lưu tâm hơn.


1. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 5 tháng tuổi
Bé 5 tháng tuổi vẫn cần được bú mẹ. Đây tiếp tục là nguồn dinh dưỡng chính và quan trọng nhất của bé. Mặc dù vậy, nếu thấy trẻ đã có những phản xạ như giữ vững đầu, dùng lưỡi đẩy đồ ăn ra, các mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm vào thời gian này.Khi mới ăn dặm, chắc chắn bé sẽ thấy vô cùng lạ lẫm và có thể không chịu ăn. Mẹ đừng ép bé, có thể bé chưa sẵn sàng và nên quay lại tập ăn dặm vào một thời điểm khác, có thể khi bé được 6 tháng tuổi.

Nếu bé tỏ ra thích thú với những đồ ăn dặm mới này, bạn có thể cho bé 2 – 3 bữa bột một ngày xen kẽ với việc bú mẹ. Đồ ăn dặm của bé cần được chế biến loãng, xay hoặc nghiền mịn, mùi vị dễ chịu, dễ tiêu hóa vàkhông gây dị ứng. Đặc biệt, các mẹ không nên nêm muối vào đồ ăn vì muối không tốt cho thận của bé ở giai đoạn này.

Các nhóm chất chính bé cần đó là tinh bột, rau xanh, chất đạm, chất béo, vitamin. Khi nấu bột, mẹ nhớ thêm dầu ăn để bé có đủ lượng chất béo cần thiết giúp chuyển hóa vitamin D, phòng chống còi xương và giúp tăng cân. Một số loại hoa quả bé có thể ăn được như đu đủ, bơ, dưa hấu, táo. Mẹ nên bỏ hết hạt, xay nhuyễn cho bé thưởng thức.


2. Chăm sóc vận động cho trẻ 5 tháng tuổi
Ở tháng thứ 5, bé đã lẫy rất thành thạo, biết chống tay đẩy người dậy, rướn hoặc trườn người về phía trước. Hai tay bé cũng rất linh hoạt, có thể cầm nắm đồ vật dễ dàng. Các giác quan như thính giác, thị giác của bé ngày càng phát triển. Dù bố mẹ có che mặt thì bé vẫn có thể nhận ra vì đã quen với giọng nói hoặc một số đặc điểm của bố mẹ. Chăm sóc vận động của bé cũng quan trọng không kém việc chăm sóc dinh dưỡng.

Trong giai đoạn này, bạn nên thường xuyên trò chuyện với bé, kích thích thính giác và phát triển vốn ngôn ngữ của bé, thuận lợi cho việc tập nói sau này. Các loại đồ chơi nhiều màu sắc, phát ra âm thanh, bé có thể cầm nắm được là sự lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể treo đồ chơi gần chỗ bé nằm để bé tự với, cầm lấy. Một số bé bắt đầu mọc răng nên thường cho tay vào miệng cắn. Nếu muốn giảm bớt tình trạng này, bạn có thể mua cho bé một số loại đồ chơi chuyên dụng để bé cắn khi ngứa lợi.

Khả năng vận động của bé tương đối tốt nhưng lại chưa phân biệt được những đồ vật hoặc những nơi nguy hiểm. Vì vậy, để phòng tránh tai nạn có thể xảy ra, bạn không được để bé chơi một mình ở những nơi như sân vườn, bếp, cầu thang,… Khi bé bú bình hoặc ăn dặm, bạn cần ngồi bên để giám sát vì bé rất tò mò, có thể nghịch, bốc bất cứ vật gì bỏ vào miệng nếm thử.

3. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5 tháng tuổi
Một trong những lưu ý bố mẹ cần nhớ đó là lịch tiêm chủng của bé. Mỗi khi bé bước sang tháng tuổi mới, bố mẹ nên kiểm tra lại lịch tiêm chủng và đưa bé đi tiêm để phòng bệnh. Nếu không tiêm đầy đủ và đúng lịch, bé có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Trong giai đoạn bắt đầu mọc răng, bé có thể bị sốt, bỏ bú, bỏ ăn,… Tuy nhiên, đây là những biểu hiện bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng. Nếu bé sốt cao, bỏ ăn liên tục, sút cân,… thì bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để khám.

Đối với các bé mới tập ăn dặm, hệ tiêu hóa cần thời gian để thích ứng với đồ ăn mới. Các mẹ nên chọn những thực phẩm lành tính, dễ tiêu, không gây dị ứng cho bé. Ban đầu nên cho bé ăn thử một chút để xem phản ứng. Nếu bé bị sốt, mẩn ngứa hoặc phát ban trên da hoặc rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thì có nghĩa là bé dị ứng với thực phẩm đó, cần ngừng lại ngay.
Nguồn Tổng Hợp
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CHĂM SÓC VÀ LÀM ĐẸP BB-CARE
BB-Care Dịch vụ chăm sóc và làm đẹp sau sinh tại nhà
Cơ sở 1: Số 205/167 Nguyễn Ngọc Vũ – Q. Cầu Gấy – Hà Nội
Cơ sở 2 : P506 KĐT Kim Văn - Kim Lũ - Hoàng Mai - Hà Nội        
Hotline : 0963 168 167 - 0983 410 158 - 0466 865 565
Email : lammedep@gmail.com

YOUR_PROFILE_DESCRIPTION

Được tạo bởi Blogger.